Nội Dung
Cá nhân có được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không ?
Theo điều 2 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định như sau :
Như vậy, có thể thấy trong quy định của pháp luật không đề cập đến vấn đề cấm các cá nhân NKHH về để kinh doanh. Nhưng mỗi cá nhân đều không được phép tự đứng ra để hoàn thiện thủ tục hải quan khi NKHH về bán hay kinh doanh. Mà những cá nhân này chỉ được nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch.
Hàng hóa phi mậu dịch là những HHNK vào Việt Nam không có mục đích thương mại. Những hàng hóa phi mậu dịch này có thể là những tài sản di chuyển hoặc là qua sử dụng để biếu, tặng. Hoặc có thể là những hành lý của các cá nhân thuộc về người nhập cảnh được gửi theo vận đơn.
Những cá nhân khi có hàng hóa phi mậu dịch sẽ được làm thủ tục hải quan. Theo đó, hàng hóa khi nhập vào nước sẽ không được sử dụng với mục đích thương mại
Tuy nhiên nhiều cá nhân vẫn muốn nhập hàng hóa với mục đích kinh doanh. Để đáp ứng được trường hợp này, cá nhân có thể áp dụng hình thức ủy thác cho một công ty khác. Những công ty được ủy thác đó phải đảm bảo có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoặc công ty đó phải là đại lý hải quan mới có thể ủy thác được.
Khi cá nhân nhờ ủy thác, những công ty này sẽ được làm thủ tục hải quan. Theo đó, cá nhân chỉ cần chịu những nghĩa vụ về thuế thông qua đơn vị mà mình đã ủy thác trước đó.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về địa điểm làm thủ tục hải quan theo quy định dưới đây để thực hiện theo đúng quy định :
Theo khoản 2 điều 1 Nghị định Số 59/2018/NĐ-CP quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau :2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 như sau:
“1. Địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật hải quan.
Thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm hàng hóa thuộc danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tại Khoản 2 Điều này được làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Đối với hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định nàyĐối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ Điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết để làm thủ tục hải quan. Điều kiện, trình tự thủ tục công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung như quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan”.
Và quy định tại khoản 2 điều 4 của nghị định 08/2015/NĐ-CP về địa điểm làm thủ tục như sau :2. Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Hồ sơ hải quan và quy trình nhập khẩu
Hồ sơ hải quan
- Tờ khai hàng hóa mà mình NK dựa trên những chỉ tiêu thông tin có sẵn trong phụ lục II ban hành kèm TT
- Hóa đơn thương mại khi người mua đã thanh toán cho người bán hàng. Yêu cầu cần có 1 bản chụp
Bên phía khai hải quan sẽ không cần nộp hóa đơn thương mại trong một số trường hợp sau đây:
Đối tượng khai hải quan thuộc doanh nghiệp ưu tiên
Hàng hóa tạm tính được khai giá tạm tính “Trị giá hải quan” trên tờ khai
Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn. Hoặc bên mua không cần thanh toán cho bên bán hàng
- Chứng từ vận tải hoặc vận tải đơn có giá trị tương đối so với những trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.
- Giấy phép NKHH áp dụng đối với những hàng hóa yêu cầu cần có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu dựa trên hạn ngạch thuế quan của hàng hóa.
- Giấy phép thông báo về việc miễn kiểm tra hàng hóa hoặc thông báo về kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
- Tờ khai giá trị hàng hóa
- Chứng tự nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa
- Khai hải quan
- Đăng ký tờ khai hải quan
- Kiểm tra thông tin chi tiết về hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa được nhập khẩu; đưa hàng hóa đã nhập khẩu về bảo quản; giải phóng và thông quan hàng hóa.
Lưu ý, trước khi thông quan hàng hóa hoặc giải phóng hàng, cần phải nộp thuế.
Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
2. Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
3. Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
4. Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
5. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với các mặt hàng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.
Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan?
Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại , cụ thể như sau:
a) Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Quy trình cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất?
1. Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 19 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Riêng đối với Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.