Nội Dung
Bánh cốm là một loại bánh truyền thống đặc trưng của Hà Nội, Việt Nam. Được làm từ cốm, loại nếp non xanh non được phơi khô, bánh cốm mang đậm hương vị tinh tế và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
Dù không rõ về thời gian và tác giả của món bánh cốm, nhưng theo nhiều tài liệu được ghi chép lại, thì bánh cốm có nguồn gốc từ phố Hàng Than, hay còn được gọi với cái tên “Phố bánh cốm”.
Hàng Than là một con phố cổ của Hà Nội đã tồn tại từ lâu đời, từ khi con sông Cái, Nhị Hà còn chảy sát chân đê Yên Hoa, rồi Yên Phụ. Thời đó còn có những con thuyền bắc, mành nam đỗ bến, bước chân nặng trĩu, oằn đôi quang gánh đè lên vai người gánh những thúng, những sọt than hoa, than tàu còn in thớ gỗ hoàn nguyên đen óng (cái tên Hàng Than cũng bắt nguồn từ đó). Cũng có lẽ vì Hàng Than đã có tuổi đời thuộc hàng “lão niên”, nên được mặc định là nơi bắt nguồn của bánh cốm.
Bánh cốm Hà Nội là sự hòa quyện giữa độ dẻo của bột nếp và độ mềm mịn của đậu xanh xay nhuyễn dùng làm nhân. Cả hai tạo nên độ dẻo dai ở bên ngoài vỏ bánh, ngon ngọt ở bên trong.
Công đoạn lựa chọn gạo nếp để làm bánh cớm được xem là phần quan trọng nhất, quyết định độ ngon của bánh cốm. Nếu nếp quá già hoặc quá non sẽ khiến cho cốm bị nhão, khó hình thành vỏ bánh. Phần đậu xanh của nhân bánh, được lựa chọn kĩ lưỡng từ nhiều vùng khác nhau ở khu vực miền Bắc.
Trong công đoạn chế biến, người làm bánh cốm Hà Nội luôn cẩn thận canh đúng thời gian sao cho cốm không bị cứng quá hoặc chưa thắm đường. Sau khi làm xong, bánh còn được ướp thêm một số hương vị để tạo nên mùi thơm đặc biệt.
Vì thế mà Bánh cốm Hà Nội luôn có màu xanh tao, thể hiện được cái hồn riêng, không trộn lẫn được với bất kỳ hương vị của vùng khác. Tạo nên món đặc sản chốn Hà Thành không thể nào quên được.
Bánh cốm trong lễ cưới hỏi
Nói về ý nghĩa của bánh cốm, ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng trong lễ cưới hỏi của người Việt.
Nếu bánh phu thê có hình tròn được ví như bầu trời, thì bánh cốm có hình vuông được ví như mảnh đất xanh màu mỡ, vừa có ý nghĩa là “đất trời hoà hợp”, “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, vừa là mong ước sau này cuộc sống vợ chồng thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc, sinh con đầu lòng được “mẹ tròn con vuông”.
Về mặt thẩm mỹ, những thứ bánh cưới ngày nay tuy cầu kỳ hơn về hình dáng, nguyên liệu, nhưng những giá trị văn hoá truyền thống là không gì có thể thay thế được bánh cớm. Trong ngày cưới, bánh cốm được gói trong giấy bóng kính, đặt trong hộp vuông, khi kết thành tráp tạo nên vẻ đẹp cho mâm sính lễ.
Bánh cốm còn được dùng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè
Còn gì tuyệt vời hơn chiếc bánh cốm xanh dẻo, ngọt bùi, thấm đượm hồn thu Hà Nội được đem làm quà tặng. Cha mẹ thưởng thức bánh cốm với ấm trà nhài thơm thoang thoảng, thấy lòng khoan khoái, nhẹ nhàng, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho bậc sinh thành.
Bạn bè thưởng thức bánh cốm thấy thú vị, thêm yêu “đặc sản xứ Kinh Kỳ”, biết trân trọng hơn công sức của những người làm ra hạt gạo “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Nhất là với những người nước ngoài, bánh cốm sẽ là thức quà gây ấn tượng với họ, gây cảm tình về một đất nước Việt Nam có nền ẩm thực đa dạng, phong phú.
Bánh cốm làm thức ăn chơi
Bánh cốm ông bà để dành con cháu, đi xa về gần ăn miếng bánh dẻo thơm, nụ cười vương trên khoé mắt. Con cháu mua bánh cốm, cùng ông bà, cha mẹ ngồi quây quần bên nhau
sau bữa cơm tối, cùng trò chuyện rôm rả, uống chén chè xanh, cắn miếng bánh cốm.
Quá trình vận chuyển bánh cốm từ Hà Nội sang Nhật Bản của dịch vụ vận chuyển Việt Nhật có thể được thực hiện như sau:
XEM THÊM:
Dịch vụ vận chuyển bột nghệ từ Cà mau đến Nhật Bản uy tín
https://indochinapost.com/dich-vu-van-chuyen-hang-khong-quoc-te/