Nội Dung
Hà Giang được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều cảnh đẹp, hùng vĩ của những cung đường đèo hay những thửa ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, Hà Giang còn thu hút khách du lịch bằng nhiều món ăn ngon, đặc sản như thắng cố, thắng dền, bánh tam giác mạch,… Trong số các món ngon, phải kể đến đặc sản có tên rất lạ – Bánh Đá.
Bánh Đá có hình dạng thuôn dài, màu trắng tinh như gạo. Trước đây, bà con vùng cao chưa có điện hay tủ lạnh thì bánh đá được “vứt” dưới các con suối chính là cách mà bà con dùng để giữ gìn lương thực và thưởng thức sau những buổi đồng áng mệt nhọc.
Bánh đá Hà Giang là một trong những đặc sản truyền thống nổi tiếng của tỉnh Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc. Món bánh này có tên gọi độc đáo và hương vị đặc trưng, gắn liền với đời sống văn hóa của người dân tộc Tày và Nùng nơi đây. Bánh được làm từ gạo nếp – một loại gạo thơm ngon, dẻo mềm, được lựa chọn kỹ lưỡng. Đặc biệt, trong quá trình chế biến, gạo nếp sau khi ngâm sẽ được hấp cùng nước vôi trong. Điều này giúp tạo ra một loại bánh có độ dai vừa phải và màu sắc trắng đục đặc trưng.
Không chỉ là một món ăn, bánh đá Hà Giang còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, là sản phẩm tâm huyết mà người dân bản địa dày công gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong các dịp lễ hội hay cúng giỗ, bánh đá thường được làm để cúng tổ tiên hoặc làm quà biếu cho những người khách quý. Đối với du khách khi đến Hà Giang, bánh đá trở thành một món quà lưu niệm đặc biệt, mang hương vị của núi rừng và tình cảm chân thành của người dân nơi đây.
Với sự kết hợp giữa nguyên liệu đơn giản nhưng qua quá trình chế biến công phu, bánh đá Hà Giang không chỉ hấp dẫn bởi hương vị mà còn bởi những câu chuyện văn hóa và phong tục truyền thống gắn liền với nó. Đây thực sự là một món quà ý nghĩa mà du khách không nên bỏ lỡ khi có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Hà Giang đầy thơ mộng.
Công đoạn chọn gạo là quan trọng nhất bởi chất lượng món bánh đá phụ thuộc vào việc bạn chọn loại gạo nào. Theo bà con vùng rẻo cao, gạo thường dùng để làm bánh phải là loại ngon, kém lắm là gạo Bắc Hương trộn cùng gạo nếp. Tuy công đoạn làm bánh đá khá cầu kỳ nhưng hầu như gia đình nào cũng làm sau mỗi mùa gặt để tích trữ. Bánh đá được xem như “món ăn vặt” của người dân ở Hà Giang.
Sau khi trộn hai loại gạo với nhau, mang đi ngâm khoảng 4-5 tiếng rồi lại phơi khô. Khi gạo khô, người ta sẽ mang đi nghiền, sau đó đồ bột gạo lên cho chín. Tiếp theo là công đoạn mang gạo ra giã thật dẻo và nặn bánh to trông như những cục gạch. Đặc biệt, khi nặn phải nhanh và đều tay, tránh để bột quá nguội thì sẽ không dính quyện với nhau. Trọng lượng mỗi chiếc bánh đá khoảng 1kg.
Khi đã hoàn thành các công đoạn trên, cho bánh vào hộp hoặc ủ rơm 3 ngày đến khi bánh có mùi mốc rồi đem bánh ra suối ngâm. Đây là cách đặc biệt mà bà con vùng cao dùng để bảo quản bánh đá. Khi nào trong nhà gần hết lương thực thì người ta mới ra suối vớt bánh về để ăn.
Thưởng thức bánh đá như nào mới đúng cách của bà con rẻo cao? Về với Hà Giang , bạn sẽ được lắng nghe câu chuyện bánh đá cực thú vị. Bánh đá sẽ được người dân vớt từ suối về nhà, trải qua thời gian cùng các yếu tố khác, bánh đá lúc này có vẻ bề ngoài đúng như một cục đá với rêu bao phủ. Vì thế, chúng ta cần phải dùng xơ mướp, bàn chải để chà, đánh sạch lớp rêu cho đến khi thấy màu trắng tinh của gạo.
XEM THÊM:
https://vanchuyenvietnhat.net/dich-vu-van-chuyen-kiwi-say-kho-tu-da-lat/
https://vanchuyenvietnhat.net/van-chuyen-hang-hoa-noi-dia/