Nội Dung
Hàng hóa dễ vỡ đều chịu lực kém, dễ bị hư hỏng do va đập trong quá trình vận chuyển. Chính vì lẽ đó mà khi đóng gói phải đặc biệt lưu ý những điều sau
Hiện nay, có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo đồ được an toàn đến tay của người nhận thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, các loại vật liệu độn, băng keo,…
Lựa chọn phụ kiện đóng gói hàng dễ vỡ phù hợp
Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ thì không nên lựa chọn giấy mỏng, vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém.
Trước khi đóng gói phải lựa ra món đồ nào cần được bọc bằng túi bóng khí gói hàng hay là có cần chèn thêm giấy chèn lót hàng hay màng xốp hơi không.
Và các món đồ cũng nên được sắp xếp riêng rẽ tránh để không bị va đập gây vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ.
Lưu ý cuối cùng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng. Không nên dùng dây thừng, dây vải,… để buộc hàng hóa.
Đĩa thủy tinh trông rất sang trọng và bắt mắt nhưng lại rất dễ vỡ. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro khi đóng gói dĩa, đĩa cần thực hiện những bước sau:
Để đóng gói hàng hóa dễ vỡ như ly, tách bạn có thể dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại rồi đặt giấy nhàu vào giữa ly, giúp giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống. Hoặc bạn cũng có thể dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong.
Dù là cách đóng gói đĩa thủy tinh ở trên hay cách đóng gói hàng dễ vỡ như ly, tách thì bạn cũng phải nhớ đặt giấy chèn ở đáy thùng carton hoặc dùng khăn thì càng tốt.
Bạn nên lựa chọn thùng carton có kích thước trung bình và đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó mới đặt ly nhỏ lên. Trong quá trình sắp xếp nên bỏ xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ khoảng trống nhằm tránh va chạm.
Với tranh ảnh có kích thước nhỏ thì chỉ cần thực hiện đúng như cách đóng gói đĩa là được. Nhưng nếu kích thước lớn hơn 90cm thì bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống.
Cách đóng gói hàng dễ vỡ như tranh ảnh rất đơn giản, bạn dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại là xong.
Với đèn thì phức tạp hơn một chút. Trước tiên bạn cần gói đèn bằng bịch ni lông, hay túi bóng khí.
Sau đó lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Cuối cùng là đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy chèn nhằm giảm khoảng trống.
Sử dụng nhựa xốp hoặc đệm để bảo vệ các mặt hàng của bạn, cũng đặt đệm bên trong các mặt hàng rỗng.
Đánh dấu gói hàng dễ vỡ hoặc đánh dấu hàng dễ hỏng trực tiếp trên các gói hàng có chứa thực phẩm hoặc các mặt hàng khác có thể làm hỏng.
Đóng gói cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ các vật phẩm có giá trị của bạn chống lại thiệt hại.
Hãy bảo vệ hàng của bạn với bọc bong bóng
Nếu mặt hàng bạn đang vận chuyển có lỗ mở hoặc khoảng trống, hãy lấp đầy khoảng trống bằng một số giấy hoặc giấy bọc bong bóng.
Che mặt hàng dễ vỡ của bạn trong một lớp giấy. Sử dụng một ít băng keo để giữ nó đúng chỗ nếu cần. Thêm một hoặc hai lớp bọc bong bóng, đảm bảo bạn che tất cả các phần.
Trên đây là cách đóng gói hàng dễ vỡ của Vận chuyển Việt Nhật. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ Vận chuyển Việt Nhật
Xem thêm
Chuyển phát nhanh đi Newzealand
Chuyển phát nhanh đi Trung Quốc