Nội Dung
Container là một hình hộp chữ nhật được làm bằng thép, dùng để vận chuyển hàng hoá trên biển. Sức chứa của container được tính theo đơn vị TEU (twenty-foot equivalent units) – Là đơn vị tương đương 20 foot ( 1foot = 0,3048 m). Do đó người ta thường gọi 1 container 20 feet là 1 TEU. Vì lý do này mà các biến thể container 40 feet ~ 2 TEU, container 45 feet cũng xem như là 2 TEU
Malcom Purcell McLean (sinh năm 1913) được cho là người đã phát minh ra Container vào khoảng những năm 1935 tại New Jersey – Hoa Kỳ. Với ý tưởng ban đầu là ông ngồi chờ lấy hàng tại những toa tàu tốn kém nhiều thời gian, ông sáng kiến tại sao người ta ko dỡ nguyên 1 toa tàu, từ đó container ra đời.
Ngày nay, có đến 90% hàng hoá được vận chuyển bằng container, có thể nói container là một trong những yếu tố của cuộc cách mạng logistics.
Như đã nói ở trên, theo tiêu chuẩn thì container có 3 kích thước chính là 20 feet, 40 feet và 45 feet. Mình sẽ trình bày theo tiêu chuẩn này, và trong mỗi kích thước thì có phân loại như sau: cont khô (cont thường), container cao (HC – High Cube), cont lạnh (RF – Reefer), container lạnh cao (HR – Hi-Cube Reefer), open top ( OT – container hở), container flatrack. Bạn hãy dùng phần mục lục di chuyển đến loại container bạn cần nhé.
Như đã trình bày ở trên kích thước container có rất nhiều loại. Cũng như các ký hiệu được ghi trên container thường được áp dụng theo 1 tiêu chuẩn chung ISO. Có một vài tiêu chuẩn ISO về container như Tiêu chuẩn ISO 668:1995 – Quy định về kích thước và tải trọng của container. theo tiêu chuẩn này các container đều có chiều rộng là 2,438mm (8ft).
Chiều dài của container thường người ta lấy container 40 feet làm chuẩn. Các container ngắn hơn phải được thiết kể đảm bảo có thể xếp chồng lên cont 40 và có 1 khe hở khoảng 3 inch.Bài viết trên chúng ta thấy rằng thực sự cont 20 feet (6,060mm) không phải dài gấp đôi container 40 feet (12,190mm). Vì ngoài cảng hoặc trên tàu, các container xếp chồng lên nhau, do đó phải có 1 khoảng hở 3 inch để đảm bảo an toàn.
Về chiều cao của container: hiện chủ yếu có 2 loại thường và cao
– Loại thường có chiều cao 8 feet 6 inch (8’6”) ~ 2,590 mm
– Loại cao có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”) ~ 2,895 mm
2 loại container này có chiều cao chênh lệnh nhau khoảng 300mm (30cm) hay gần 1 bàn chân (foot)
Việc gọi loại thường hay loại cao là thói quen của con người qua các thời kỳ. Ví dụ ngày xưa còn loại cont chỉ cao 8ft thì lúc đó gọi là cont thường, còn cont (8’6″) (cont thường ngày nay) được gọi là cont cao.
Tải trọng ghi trên container không có nghĩa là tải trọng bạn được đóng hàng, tuỳ vào quốc gia hoặc liên quan đến trucking mà bạn phải đóng hàng theo quy định. Việt Nam hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm áp dụng là TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển” trong đó có quy định tải trọng toàn bộ của container 20 feet là 20,32 tấn.
Chú ý rằng container 40 feet mặc dù gấp đôi 20 feet nhưng không có nghĩa cont 40 feet chở được khối lượng hàng hoá gấp đôi cont 20′
Vận chuyển Việt Nhật hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại container để lựa chọn phù hợp dịch vụ vận chuyển hàng hóa của mình.
Đồng thời, chúng tôi có cung cấp các dịch vụ liên quan về: