Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ôtô từ Nhật Bản về Việt Nam chi tiết nhất

5/5 - (1500 bình chọn)

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng oto, xe máy từ Nhật Bản về Việt Nam

Làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô gồm những bước nào, đâu là những nội dung mà hải quan hay để ý và chất vấn kỹ, thuế suất nhập khẩu bao nhiêu phần trăm…? Đó là những câu hỏi mà bạn sẽ thắc mắc khi nhập khẩu các loại linh kiện xe hơi.…từ Nhật Bản về Việt Nam. Trong bài viết dưới đây của Vận chuyển Việt Nhật, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết nhất về thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng oto

Phụ tùng xe hơi là gì? Gồm những loại nào?

Phụ tùng ô tô là tất cả các bộ phận cấu thành lên chiếc xe, được sản xuất riêng lẻ, để có thể thay thế khi hỏng hóc. Phụ tùng ô tô bao gồm tất cả những bộ phận vốn có của một chiếc xe như: xilanh, piston, séc măng, trục khuỷu, xupap…

Một chiếc ô tô gồm rất rất nhiều bộ phận, có thể tới hàng nghìn chi tiết. Trong đó sẽ có những phần thiết yếu (khung, gầm, động cơ), những phần phụ trợ (lốp, đèn, phanh), và cả những bộ phận đi kèm phục vụ sự thoải mái hay nhu cầu vui chơi giải trí…

Khi bộ phận nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, bạn cần bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất trong nước trong lĩnh vực xe hơi khá hạn chế, nên đa số các xưởng sửa chữa, cung ứng đều nhập khẩu trực tiếp hay gián tiếp từ nước ngoài. Và đó là lý do cần phải làm thủ tục để đưa những bộ phận này vào Việt Nam.

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Về cơ bản thì thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe hơi thông thường không có gì đặc biệt. Cụ thể, dòng hàng này không bị cấm & không bị hạn chế nhập khẩu, và cũng không phải xin giấy phép nhập khẩu của bộ ban ngành nào.

Tuy nhiên tôi muốn lưu ý: Một số phụ tùng đã qua sử dụng như: máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy không được phép nhập khẩu. Đó là quy định trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Vì thế, nếu bạn định nhập mặt hàng phụ tùng cũ, thì cần tra cứu và tìm hiểu để đảm bảo chắc chắn không thuộc loại hàng bị cấm nhập.

Hồ sơ hải quan gồm những chứng từ:

  • Tờ khai hải quan từ phần mềm
  • Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có), để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt: 1 bản gốc
  • Vận đơn: 1 bản chụp

Với mặt hàng này, cán bộ hải quan sẽ rất lưu tâm về giá nhập khẩu, do mặt hàng nằm trong diện quản lý rủi ro về giá. Vì thế, việc tra cứu sẽ khá mất thời gian, và tiến độ làm thủ tục thông quan thường cũng chậm hơn so với hàng thông thường.

Ngoài ra, nếu hệ thống phân vào luồng đỏ, hoặc có nghi ngờ gian lận, tờ khai có thể bị “bẻ luồng”. Khi đó, chủ hàng phải mở container để hải quan kiểm hóa. Có trường hợp phải kiểm hóa 100%, nên sẽ mất thời gian và khá mệt.

Mã HS phụ tùng ô tô

Do chủng loại đa dạng, các mặt hàng phụ kiện xe hơi nằm trong nhiều chương, nhóm của Biểu thuế xuất nhập khẩu. Bạn có thể bắt đầu tra cứu trong nhóm phù hợp ở Chương 87, phổ biến như:

  • 8706 – Khung gầm đã lắp động cơ
  • 8707 – Thân xe
  • 8708 – Bộ phận và phụ kiện xe có động cơ

Trong các nhóm này có nhiều loại phụ tùng của chủng loại xe khác nhau như: xe kéo, xe tải (chở hàng), xe chở người (trên hoặc dưới 10 chỗ), xe mô tô… Bạn cần áp chuẩn mã HS Code để biết thuế suất chính xác cho sản phẩm mà mình định nhập khẩu. Nếu chưa làm quen, thì bạn cần tìm hiểu thêm về cách áp mã HS.

Thường thì linh kiện ô tô sẽ có rất nhiều mục hàng trong 1 lô hàng nhập. Bên tôi có khi làm tới cả gần 200 mục hàng trong 1 lô. Do đó, việc tra cứu mã HS cũng như mô tả hàng trên tờ khai hải quan cần rất cẩn trọng, chi tiết, nhưng cũng phải nhanh chóng mới đáp ứng được tiến độ công việc.

Dưới đây là mã HS cho một số chủng loại phụ tùng phổ biến thuộc các chương khác (ngoài chương 87) mà bên tôi hay làm cho khách hàng. Bạn có thể tham khảo, nhưng cần tra cứu lại cho chính xác với loại hàng cụ thể mà bạn đang làm nhé.

  • Động cơ xe: 8407; 8408
  • Bộ phận của động cơ (thân máy, xilanh, supap, quy lát, chế hòa khí): 8409
  • Đèn các loại (đèn pha, đèn hậu): 8512
  • Bơm nước, quạt gió, máy nén khí: 8413; 8414
  • Trục khuỷu, bánh răng: 8483

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một nguồn rất hay mặc dù hơi cũ. Đó là Thông tư 19/2006/TT-BTC hướng dẫn phân loại linh kiện, phụ tùng ô tô. Trong đó có liệt kê chi tiết rất nhiều mục hàng cụ thể.

Quy định và thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

a. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT
  • Công văn số 6489/TCHQ-GSQL

b. Quy định về nhập khẩu phụ tùng ô tô

Theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT có danh mục các phụ tùng ô tô trong Phụ lục II phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường”

Với những sản phẩm này, doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan phải nộp cho cơ quan hải quan Bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng.

Chi tiết đây là những mặt hàng phụ tùng ô tô phải nộp bản Đăng ký kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục thông quan

TT Tên sản phẩm, hàng hóa Quy chuẩn/ tiêu chuẩn Mã số HS Văn bản Điều chỉnh
E Phụ tùng      
1. Khung xe mô tô, xe gắn máy QCVN 30:2010/BGTVT 8714.10.30 TT 36/2010/TT-BGTVT
2. Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy QCVN 28:2010/BGTVT 7009.10.00 TT 36/2010/TT-BGTVT
3. Vành thép xe mô tô, xe gắn máy QCVN 44:2012/BGTVT 8714.10.50 TT 52/2012/TT-BGTVT
4. Vành hợp kim xe mô tô, xe gắn máy QCVN 46:2012/BGTVT 8714.10.50 TT 52/2012/TT-BGTVT
5. Ắc quy xe mô tô, xe gắn máy QCVN 47:2012/BGTVT 8507 TT 52/2012/TT-BGTVT
6. Lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy QCVN 36:2010/BGTVT 4011.40.00 TT 39/2010/TT-BGTVT
7. Ắc quy xe đạp điện QCVN 76:2014/BGTVT 8507 TT 40/2014/TT-BGTVT
8. Ắc quy xe mô tô, xe gắn máy điện QCVN 91:2015/BGTVT 8507 TT 82/2015/TT-BGTVT
9. Đèn chiếu sáng phía trước xe cơ giới QCVN 35:2017/BGTVT 8512.20 TT 31/2017/TT-BGTVT
10. Gương chiếu hậu xe ô tô QCVN 33:2011/BGTVT 7009.10.00 TT 57/2011/TT-BGTVT
11. Kính an toàn xe ô tô QCVN 32:2017/BGTVT 70.07 TT 31/2017/TT-BGTVT
12. Lốp hơi xe ô tô QCVN 34:2017/BGTVT 4011.10.00; 4011.20 TT 31/2017/TT-BGTVT
13. Vật liệu nội thất xe ô tô QCVN 53:2013/BGTVT 8708.99.80 TT 40/2013/TT-BGTVT
14. Vành hợp kim xe ô tô QCVN 78:2014/BGTVT 8708.70 TT 25/2014/TT-BGTVT
15. Thùng nhiên liệu xe ô tô QCVN 52:2013/BGTVT 8708.99 TT 40/2013/TT-BGTVT
16. Động cơ xe mô tô, xe gắn máy QCVN 37:2010/BGTVT 84.07 TT 39/2010/TT-BGTVT
17. Động cơ xe mô tô, xe gắn máy điện QCVN 90:2015/BGTVT 85.01 TT 82/2015/TT-BGTVT
18. Động cơ sử dụng cho xe đạp điện QCVN 75:2014/BGTVT 85.01 TT 40/2014/TT-BGTVT
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng oto từ Nhật Bản về Việt Nam nhanh chóng

Một vài lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

  • Do thuế suất nhập khẩu khác nhau khá nhiều giữa các dòng xe tải, xe con… cán bộ hải quan sẽ “soi” rất kỹ về thông tin phụ tùng của bạn dùng cụ thể cho loại xe nào. Bạn cũng cần khai rõ thông tin này trong phần mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan. Nếu có nghi ngờ, hải quan sẽ chất vấn, và nếu nhà nhập khẩu không trả lời và giải thích thỏa đáng, rất có thể nhân viên hải quan sẽ báo cáo lãnh đạo và cho đi kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hóa), thậm chí trưng cầu giám định. Mục đích là để kiểm chứng xem có đúng loại phụ kiện mà bạn khai báo trên chứng từ hay không: đúng chủng loại, số lượng, quy cách, nhãn mác… Nếu đúng, thì cũng không có gì đáng ngại, nhưng nếu bạn khai sai thì rất dễ bị xử lý.
  • Hàng phụ tùng này thường nhập nhiều hạng mục trong 1 container. Nếu bạn có Chứng nhận xuất xứ ưu đãi đặc biệt, chẳng hạn như CO Form E cho hàng từ Trung Quốc, nên để ý: một số mục hàng không được ưu đãi theo Form E, hoặc có thuế suất cao hơn mức thông thường, và vì thế vẫn sử dụng mã thuế nhập khẩu là B01.
  • Bạn nên đọc Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT quy định danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, tại Phụ lục II có nêu rõ những sản phẩm phụ tùng ô tô phải làm Công bố hợp quy sau khi thông quan, và trước khi đưa ra thị trường. Ví dụ: gương chiếu hậu, khung xe, vành, ắc quy, lốp, động cơ… Tất nhiên không áp dụng khi làm thủ tục hải quan, nhưng rất cần thiết cho khâu sau thông quan. Với những mặt hàng thuộc danh mục này, khi làm thủ tục thông quan quan chỉ cần nộp kèm Bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra, chứ không cần phải nộp Kết quả kiểm tra như trước đây.

Tựu chung lại, làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô không quá phức tạp, nhưng cần cụ thể và chính xác về chi tiết hàng hóa, mã HS, và kéo theo thuế suất nhập khẩu. Bạn để ý cẩn thận là có thể làm được, và làm tốt. 

Tại Vận chuyển Việt Nhật, chúng tôi cung cấp dịch vụ Vận chuyển phụ tùng oto từ Nhật Bản về Việt Nam nhanh chóng và giá ưu đãi nhất. Hãy liên hệ tới Hotline của Vận chuyển Việt Nhật.

indochinapost