Nội Dung
Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của chúng ta với sản lượng xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Với kinh nghiệm thực tiễn làm dịch vụ xuất khẩu mặt hàng Gạo, tại Bài viết này, Vận chuyển Việt Nhật tổng kết các nội dung liên quan xuất khẩu mặt hàng Gạo: các quy định quản lý nhà nước mặt hàng Gạo; thủ tục xuất khẩu mặt hàng Gạo, thuế khi xuất khẩu mặt hàng Gạo, quy trình xuất khẩu …
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Mặt hàng Gạo có HS thuộc chương 10: Ngũ cốc
Mã HS mặt hàng | Mô tả |
1006 | Lúa gạo. |
100610 | – Thóc: |
10061010 | – – Để gieo trồng |
10061090 | – – Loại khác |
100620 | – Gạo lứt: |
10062010 | – – Gạo Hom Mali (SEN) |
10062090 | – – Loại khác |
100630 | – Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed): |
10063030 | – – Gạo nếp (SEN) |
10063040 | – – Gạo Hom Mali (SEN) |
– – Loại khác: | |
10063091 | – – – Gạo đồ (1) |
10063099 | – – – Loại khác |
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.
HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo quy định hiện hành, mặt hàng Gạo không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
Để biết quy định hiện hành về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, xem Danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu
– Theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của bộ Công Thương.
– Khi xuất khẩu mặt hàng Gạo, doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu Gạo.
+ Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
+ Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
+ Trường hợp để được ưu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thương nhân nộp thêm văn bản đề nghị ưu tiên và báo cáo tổng hợp việc mua thóc, gạo trực tiếp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản ký với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan để chứng minh.
Thủ tục hải quan xuất khẩu mặt hàng Gạo thực hiện như những hàng hóa thông thường khác.
Hồ sơ thủ tục hải quan bao gồm:
– Tờ khai hải quan (02 bản chính)
– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
– Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%
Thuế xuất khẩu: mặt hàng Gạo chịu thuế xuất khẩu là 0%
Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa xuất khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục xuất khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, hãy liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo Hotline của Vận chuyển Việt Nhật
Tham khảo thêm một số dịch vụ
Dịch vụ khai báo hải quan tại NCTS
Dịch vụ khai báo hải quan tại Tân Sơn Nhất
Dịch vụ khai báo hải quan tại ALS