Nội Dung
Vận chuyển trái cây đi Nhật Bản nhanh chóng, hàng hóa đảm bảo
Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng về trái cây, nông sản. Thời gian qua, ngành rau quả có giá trị xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua dầu thô vào năm 2016. Thậm chí có dự báo năm 2020, giá trị xuất khẩu rau quả, hoa có thể đạt đến 10 tỷ USD, hơn cả giá trị xuất khẩu dầu thô lúc cao nhất. Trong phiên họp Quốc hội thảo luận vấn đề Kinh tế – Xã hội và ngân sách nhà nước vừa qua, Đại biểu quốc hội đã kiến nghị đưa nhóm hàng quả, rau, hoa thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Chính vì điều này việc vận chuyển trái cây càng ngày càng được chú trọng nhiều hơn, chất lượng phải cao hơn. Vanchuyenvietnhat cũng không ngoại lệ
Vanchuyenvietnhat nhận vận chuyển trái cây đi Nhật Bản
–Cam, xoài, thanh long, măng cụt, nho, chuối, dưa hấu,
– Vải, nhãn, vú sữa…
Ngoài vận chuyển trái cây đi Nhật, Vanchuyenvietnhat còn vận chuyển đa dạng các mặt hàng
- Tài liệu, hồ sơ du học;
- Gửi các loại hàng thông thường như: quần áo, giày dép, túi xách, hàng thời trang, mỹ nghệ, tranh ảnh, sách báo…
- Hàng thực phẩm: bánh kẹo, mỳ tôm, rau củ quả khô…
- Các loại thuốc: thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y.
- Mỹ phẩm: son, phấn, kem dưỡng da, dầu gội đầu, nước hoa…
- Thực phẩm chức năng: giảm cân, làm đẹp da, bồi bổ sức khỏe…
- Gửi các loại chất lỏng, hóa chất dạng lỏng.
- Gửi các loại chất bột, hóa chất dạng bột.
Yêu cầu vận chuyển, bảo quản với mặt hàng trái cây
Để đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh nhất cho trái cây khi vận chuyển, các doanh nghiệp chuyển hàng nhanh lớn khi vận chuyển các loại trái cây tươi cần yêu cầu về nhiệt độ sẽ vận tải container lạnh hoặc xe tải lạnh với nhiệt độ phụ thuộc vào loại trái cây vận chuyển.
Cách đóng gói trái cây khi cần chuyển hàng nhanh
Hàng hóa là thực phẩm rau củ quả, trái cây cần được bọc cẩn thận bằng các loại giấy gói bảo vệ và được bảo quản trong thùng xốp hoặc thùng carton hay bao gai để tránh va đập trong quá trình vân chuyển.
Bên cạnh đó, vật liệu dùng trong đóng gói phải có đủ độ chắc chắn để có thể chồng các kiện hàng lên nhau mà không bị xẹp. Một yêu cầu cho việc đóng gói những mặt hàng này là hàng hóa đóng trong thùng cần phải đảm bảo sự thông thoáng hay khối lượng các kiện hàng chồng lên nay không được quá tải. Trái cây tươi không nên bọc trong các túi nylon để tránh bị ủ khí, khiến trái cây bị hư hỏng giảm chất lượng.
Cách đóng gói trái cây lạnh khi vận chuyển
- Trái cây bảo quản lạnh sau khi đóng gói cẩn thận cần nhanh chóng cho vào thùng xốp có ướp đá.
- Thùng xốp đựng trái cây phải đảm bảo lượng đá làm lạnh và giữ vững nhiệt độ trong suốt 24h khi đóng kín thùng.
- Thùng xốp cần đạt tiêu chuẩn chống thấm, nhằm đảm bảo lượng nước trong thùng không bị chảy ra ngoài, làm mất vệ sinh xe vận chuyển cũng như có thể làm hư hỏng những mặt hàng khác.
Với trái cây tươi vận chuyển lạnh dài ngày trong các container lạnh hoặc xe tải lạnh, người vận chuyển nên đóng gói trong các thùng xốp nhiều lỗ thoáng khí trước khi đóng vào khoang lạnh. Việc đóng vào thùng xốp cũng giúp giảm thiểu va đập cho trái cây trong khoang làm lạnh.
Phương tiện vận chuyển trái cây đi Nhật Bản cần đảm bảo những gì?
Mỗi loại trái cây có mức nhiệt độ bảo quản khác nhau. Điều này đòi hỏi các phương tiện vận chuyển hàng hóa cần được trang bị thiết bị cần thiết để đảm bảo yêu cầu nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển.
Vận chuyển bằng đường biển
Vận chuyển bằng đường hàng không
Nhiệt độ yêu cầu khi vận chuyển trái cây đi Nhật Bản
- Quả dứa: là loại quả không thể chịu được nhiệt độ ở dưới 7 độ C vì vậy bạn không nên để bảo quản trong kho lạnh với loại quả này thì bạn nên để trái cây ở nơi khô thoáng.
- Dâu tây: tránh để cho dâu tây trong hộp và chồng chất lên nhau thì nó sẽ nhanh chóng bị hỏng thì nên để dâu tây rải đều. Dâu tây cũng có xu hướng ít chịu được lạnh và mất mùi hương nên chỉ giữ được ở trong kho lạnh – tủ lạnh chỉ được khoảng 2 ngày.
- Xoài: nếu như quả chưa chín thì nên giữ ở nơi thoáng mát và tránh giữ lạnh.
- Dưa vàng: chỉ nên để mát, không nên để lạnh vì để lạnh sẽ làm dưa mất mùi.
- Chanh leo; nên giữ ở nhiệt độ thường hoặc mát hơn bình thường 1 -2 độ C
- Cà chua: chỉ nên giữ ở nhiệt độ trên 12 độ C, không nên để lạnh quá nhiều.
- Đào và mơ: đây là những loại quả rất nhanh hỏng nên cần phải sơ chế khi bảo quản lạnh.
- Chuối: tốt hơn nên giữ ở nhiệt độ tự nhiên.
Hướng dẫn đóng gói khi vận chuyển trái cây đi Nhật Bản
Bước 1: Trái cây sau khi thu hoạch, làm sạch, để khô ráo. Nếu không ráo nước thì hoa quả dễ bị hư hỏng, thối rửa nếu thời gian vận chuyển lâu.
Bước 2: Sử dụng loại xốp bọc trái cây chuyên dụng với kích thước phù hợp. Các loại xốp này thiết kế dạng lưới để tránh va đập vào nhau. Có thể dùng thêm giấy báo gói bên ngoài cho chắn chắn.
Bước 3: Bỏ trái cây vào các thùng xốp hoặc carton. Lưu ý số lượng lớp trái cây tối đa được xếp chồng lên nhau.
Xem thêm
Chuyển phát nhanh đi Newzealand
Chuyển phát nhanh đi Trung Quốc