C/O Form VJ và những điều cần biết

CO Form VJ và những điều cần biết
Rate this post

C/O Form VJ và những điều cần biết

Hiện nay, hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Nhật bản ngày càng phát triển mạnh và gặp nhiều thuận lợi. Điều này được triển khai thực hiện Giấy chứng nhận xuất xứ, C/o Form VJ  sẽ giúp hàng hóa giao thương giữa 2 nước được giảm thuế xuất nhập khẩu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành và ngày càng gia tăng lợi nhuận.  Vận chuyển Việt Nhật sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc khái niệm Mẫu C/O Form VJ là gì và những thông tin cần thiết liên quan đến giấy chứng nhận xuất khẩu quan trọng này trong bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát hơn về loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đặc biệt thông dụng này nhé.
CO Form VJ và những điều cần biết
CO Form VJ và những điều cần biết

C/o Form VJ là gì?

C/O mẫu JV là chứng nhận xuất xứ theo mẫu thuộc Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế là hiệp định được ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2008 (VJEPA). Mẫu này áp dụng cho hàng nhập khẩu về Việt Nam, là một trong những điều kiên để người nhập khẩu Việt Nam có thể hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thuôc VJEPA.
Trên thực tế, việc dùng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form VJ sẽ có những mục đích như sau:
  • Không chỉ giúp Doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, mà nó còn giúp cho Doanh nghiệp nhập khẩu hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt. Từ đó, sẽ giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường;
  • C/O Form VJ sẽ giúp cho việc biên soạn số liệu thương mại với một quốc gia khác, một khu vực trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, những cơ quan thương mại có thể duy trì được hệ thống hạn ngạch và tiến hành xúc tiến thương mại;
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ cấp trong trường hợp hàng hóa một nước được phá giá tại thị trường của quốc gia khác. Xác định được xuất xứ hàng hóa sẽ giúp cho hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá được khả thi hơn.

Nội dung C/O

Để có thể nắm được quy trình xin C/o Form VJ  và biết được có hợp lệ hay không.  Bạn cần biết được nội dung trên CO mẫu này thể hiện điều gì. Dưới đây là một số những nội dung chính: 

CO Form VJ và những điều cần biết
CO Form VJ và những điều cần biết
  • Ô 1 và 2 sẽ thể hiện được thông tin của người bán và người mua. Những thông tin này cần phải được trùng khớp với vận đơn 
  • Ô 3 là phương thức vận tải và phương tiện chuyên chở bằng đường biển, đường hàng công hoặc đường bộ. 
  • Ô 4 là số thứ tự, kí hiệu trên kiện hàng gồm những số lượng, khối lượng, khối lượng, các quy trình đóng gói, mã HS code 
  • Ô 5 là tiêu chí xuất xứ thuần túy hoặc không thuần túy hay tỷ lệ nội địa hóa. 
  • Ô 6 sẽ thể hiện số lượng cũng như khối lượng hàng hóa 
  • Ô 7 là số và ngày hóa đơn (bạn cần kiểm tra phần này thật kỹ bởi đây là thông số tham khảo quan trọng)
  • Ô 8 là ghi chú đặc biệt 
  • Ô 9 là tên nước xuất, nhập khẩu, những địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty. 
  • Ô 10 là chữ ký và dấu được cán bộ duyệt CO

Quy định xin cấp C/O Form VJ là gì?

Sau khi biết C/O Form VJ là gì? Để giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản (C/O Form VJ) và đặc biệt là giúp các Doanh nghiệp trang bị đầy đủ những giấy tờ đầy đủ để xin cấp C/O thuận tiện, tiết kiệm thời gian hiệu quả.
  • Đơn đề nghị cấp C/O VJ đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
  • Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn). Có thể nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O);
  • Bộ C/O mẫu VJ đã được khai hoàn chỉnh 1 bản chính và 2 bản sao;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng khu vực RVC %). Hoặc bảng kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể “CC”, “CTH”, “CTSH”). Hoặc bảng kê khai theo tiêu chí xuất xứ thuần tuý “WO”;
  • Quy trình sản xuất ra hàng hóa;
  • Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu phải nộp Hồ sơ thương nhân;
  • Bill of Lading (Vận đơn);
  • Vận tải đơn;
  • Air way bill (Vận đơn hàng không) hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương;
  • Hoá đơn mua nguyên phụ liệu / hàng hoá hoặc Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Yêu cầu: Tờ khai hải quan xuất khẩu, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận tải đơn, Hóa đơn GTGT mua nguyên phụ liệu có thể là bản sao có chữ ký và đóng dấu cơ quan công chứng, có kèm bản chính.
* Lưu ý: Mã HS được khai trên C/O chính là mã HS của nước nhập khẩu, trường hợp HS nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu thì thương nhân cần làm bản cam kết chịu trách nhiệm tính chính xác mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu và hỗ trợ gửi hàng đi Nhật mà không lo về các thủ tục, giấy tờ, còn chần chờ gì nữa hãy liên hệ ngay với Vận chuyển Việt Nhật để được hỗ trợ nhanh nhất!!!

Tham khảo một số dịch vụ khác của Vận chuyển Việt Nhật: